Big Data hiện nay đang được ứng dụng phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Sự ra đời và phát triển của dữ liệu lớn đã tạo những chuyển biến vô cùng ấn tượng, giúp tăng hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp. Vậy Big Data là gì và đóng vai trò gì đối với một doanh nghiệp
Big Data là gì?
Big Data là những tập dữ liệu có khối lượng lớn và tương đối phức tạp. Những tập dữ liệu này lớn đến mức mà các phần mềm xử lý dữ liệu truyền thống không có khả năng thu thập, quản lý cũng như xử lý được chỉ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Những tập dữ liệu lớn này bao gồm các dữ liệu có cấu trúc, không có cấu trúc và những dữ liệu bán cấu trúc. Và mỗi tập dữ liệu thì lại được doanh nghiệp khai thác, nghiên cứu để tìm hiểu insights.
Quá trình hình thành và phát triển của Big Data
Mặc dù dữ liệu lớn mới phát triển và trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên chúng đã có lịch sử hình thành từ rất lâu. Theo đó nguồn gốc của tập dữ liệu lớn đã bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1960 và 70. Khi đó, thế giới dữ liệu chỉ mới bắt đầu từ con số 0. Sự ra đời của trung tâm dữ liệu và cơ sở dữ liệu quan hệ cũng được bắt nguồn từ thời điểm này.
Vào khoảng năm 2005, Big Data trở nên phổ biến và được nhiều người biết đến hơn qua Facebook, YouTube hay các dịch vụ trực tuyến khác. Hadoop (2005) là một framework open-source đã được tạo ra nhằm mục đích chính là để lưu trữ, phân tích các tập dữ liệu lớn. Bên cạnh đó thì NoSQL cũng bắt đầu trở nên phổ biến và phát triển trong khoảng thời gian này.
Đặc điểm của Big Data
Đặc trưng nổi bật nhất của Big data là chúng được thể hiện bởi “Ba chữ V” là Variety, Volume và Velocity. Cụ thể thì:
- Variety (Đa dạng): Dữ liệu lớn là những dữ liệu vô cùng đa dạng và chúng không có bất kỳ sự giới hạn nào. Theo đó Big Data bao gồm tất cả những dữ liệu có trên đời như: Hình ảnh, text, video, âm thanh,….Chỉ cần dữ liệu đó là có cấu trúc, bán cấu trúc hoặc không có cấu trúc.
- Volume (Khối lượng): Bên cạnh sự đa dạng thì nó còn là một tập dữ liệu có khối lượng vô cùng lớn.
- Velocity (Độ gia tăng): Theo thời gian, dữ liệu của dữ liệu lớn không dừng lại ở một chỗ mà theo đó chúng gia tăng không ngừng theo thời gian. Sự gia tăng này vô cùng lớn và không có bất kỳ giới hạn nào.
Vai trò của Big Data đối với một doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, Big Data đóng một vai trò vô cùng quan trọng hiện nay. Cụ thể dưới đây là những vai trò của dữ liệu lớn đối với một doanh nghiệp mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Hiểu rõ và nhắm đúng khách hàng mục tiêu: Dữ liệu của Big Data được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm lịch sử trình duyệt, mạng xã hội,…Và thông qua những dữ liệu được thu tập này, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ được hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó dựa vào đây, doanh nghiệp còn dễ dàng phân loại và lựa chọn đúng đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
- Định lượng và tối ưu hóa hiệu suất cá nhân: Nhờ vào những thiết bị di động thông minh như smartphone, smartwatch, các thông tin và dữ liệu cá nhân có thể dễ dàng được thu thập. Thông qua điều này, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng cũng như hành vi mới nhất của khách hàng.
- Phòng chống an ninh, giảm thiểu rủi ro: Dữ liệu lớn được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay nhằm mục đích chính là để thăm dò, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ, rủi ro về gian lận, xâm nhập hệ thống, đánh cắp những thông tin mật.
- Nắm bắt các giao dịch tài chính: Các thuật toán Big data được doanh nghiệp sử dụng để đưa ra gợi ý cho khách hàng về quyết định mua hàng. Thông qua Big Data sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
Những ứng dụng phổ biến của Big Data hiện nay
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Một số ứng dụng phổ biến của dữ liệu lớn đối với ngành tài chính ngân hàng hiện nay là:
- Những dữ liệu được thu tập từ big data có thể giúp ngân hàng xác định được những địa điểm, chi nhánh tập trung nhiều nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Thông qua điều này ngân hàng sẽ có những chiến lược mở thêm chi nhánh mới sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả.
- Đảm bảo an ninh cho ngân hàng, tránh những rủi ro trong quá trình khách hàng giao dịch.
- Áp dụng Big Data có thể giúp ngân hàng dự đoán được lượng tiền mặt cần thiết sẵn sàng cung ứng cho một chi nhánh tại thời điểm cụ thể hàng năm.
- Phát hiện các hoạt động gian lận để từ đó có những phương án giải quyết kịp thời, tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra.
Y tế
- Việc ứng dụng Big Data trong ngành y tế giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá, chuẩn đoán và xác định được tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân ở giai đoạn đầu.
- Lưu giữ hồ sơ của bệnh nhân an toàn.
- Theo dõi tình trạng bệnh nhân dễ dàng, nhanh chóng bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Các ứng dụng Big Data cũng có thể báo trước được những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh như: sốt xuất huyết hoặc sốt rét.
Thương mại điện tử
Thương mại điện tử hiện nay ngày càng phát triển và cũng đồng nghĩa với việc tính ứng dụng của Big Data đối với ngành nghề này ngày càng phổ biến hơn. Một số ứng dụng cụ thể, phổ biến hiện nay của Big Data đối với thương mại điện tử có thể kể đến như:
- Dễ dàng thu thập thông tin và các yêu cầu của khách hàng trước khi thực hiện quá trình giao dịch.
- Đánh giá hành vi của khách hàng thông qua việc tìm kiếm sản phẩm, mặt hàng. Và điều này đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng bán hàng và tạo doanh thu tốt hơn.
- Thông qua Big Data, người bán hàng có thể xác định được những mặt hàng đang được nhiều người dùng tìm kiếm và mua hiện nay. Để từ đó có thể tối ưu được trải nghiệm và đưa ra những chương trình kích thích mua hàng phù hợp.
Ngành bán lẻ
Việc ứng dụng Big data có thể mang lại những cơ hội rất lớn cho lĩnh vực bán lẻ. Theo đó Big Data sẽ giúp xác định hành trình trải nghiệm, xu hướng mua sắm cũng như sự hài lòng của khách hàng bằng cách thu thập dữ liệu đa dạng. Một số ứng dụng phổ biến của Big Data trong ngành bán lẻ hiện nay có thể kể tới như:
- Giúp xây dựng mô hình chi – tiêu của từng đối tượng khách hàng.
- Hỗ trợ xác định vị trí phù hợp để bố trí sản phẩm trên kệ hàng.
Digital Marketing
Trong ngành Digital Marketing, Big Data được ứng dụng để giải quyết nhu những công việc như:
- Giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và đánh giá tổng quan mục tiêu kinh doanh,….Thông qua điều này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội, điểm mạnh của mình để từ đó vạch ra một chiến lược kinh doanh tối ưu nhất.
- Đo lường được thói quen, sở thích của người dùng trên các phương tiện truyền thông mạng xã hội.
- Tạo bản báo cáo chi tiết với các số liệu trực quan sau mỗi chiến dịch marketing online, quảng cáo.
- Đưa website của doanh nghiệp có được vị trí xếp hạng cao trên thanh kết quả tìm kiếm của Google hay còn được gọi là SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
Ngành công nghiệp
Ứng dụng phổ biến nhất của big data trong ngành công nghiệp là phát triển phần mềm sản phẩm. Theo đó thì các công ty sẽ sử dụng Big Data để xây dựng các mô hình dự đoán cho những sản phẩm và dịch vụ mới của mình.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Big Data là gì, những ứng dụng phổ biến của Big Data hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về Big Data là gì và tầm quan trọng của nó trong đa lĩnh vực.