Chúng ta thường thấy nhiều địa chỉ có tiền tố http:// nhưng lại có địa chỉ là https://. Bạn có băn khoăn tại sao lại có sự khác nhau đó? Https là gì và tại sao lại sử dụng chúng cho website thay vì sử dụng Http?
Vấn đề về chuyển hướng trang web
Trước khi tìm hiểu về giao thức https là gì, chúng ta cần bàn về một số vấn đề chuyển hướng trang web. Chắc hẳn nhiều bạn sẽ băn khoăn không hiểu những vấn đề về chuyển hướng trang web thì có liên quan gì tới https. Nhưng nó có liên quan với nhau đó bạn, đặc biệt là những nguy cơ tiềm ẩn khi website sử dụng giao thức http.
Http là một giao thức truyền tải siêu văn bản, giao thức cơ bản dùng cho World Wide Web, để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hay các tệp tin khác từ máy chủ tới trình duyệt web và ngược lại.
Việc sử dụng chuẩn http có thể giúp truyền tải thông tin nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng nguy hiểm bởi http không được mã hóa. Những kẻ tấn công có thể sử dụng các công cụ để xem bạn đang làm gì, tìm gì trên mạng. Thậm chí chúng có thể “đánh cắp” thông tin cá nhân của bạn.
Điều tồi tệ nhất bạn sẽ gặp phải là bạn không thể xác minh được mình đang truy cập đúng trang web hay đã bị chuyển hướng tới trang web giả mạo nào đó, điều này có thể xảy ra khi bạn sử dụng mạng công cộng.
Trang web giả mạo về cơ bản sẽ giống với trang web thật nhưng mục đích chính là đánh cắp dữ liệu, nhất là thẻ tín dụng. Thủ thuật phổ biến nhất là tạo web dịch vụ ngân hàng trực tuyến giả mạo, sau đó tấn công mạng và chuyển hướng người dùng đến trang giả mạo nhằm thu thập các thông tin như về tài khoản ngân hàng, mật khẩu của bạn. Bạn sẽ không nhận được bất kỳ cảnh báo nào về việc đánh cắp tài khoản này.
Với https, bạn sẽ không bao giờ lo gặp phải tình trạng như trên. Vậy https có tính ưu việt như thế nào?
Https là gì?
Giao thức Https (HyperText Transfer Protocol Secure) là phiên bản giao thức http nâng cấp với chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer). Https có tác dụng giúp mã hóa dữ liệu truyền tải nhằm bảo mật khi truyền thông tin từ máy chủ tới các trình duyệt web.
Với https, bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối các thông tin riêng tư, cá nhân một cách tốt nhất, ít nhất là hơn phiên bản không mã hóa như http cho đến thời điểm hiện tại.
Cách giao thức https bảo vệ website của bạn
Các trang web sử dụng tiền tố https thường áp dụng một trong 2 giao thức bảo mật giúp mã hóa thông tin liên lạc như:
- SSL (Secure Sockets Layer): Tầng ổ bảo mật
- TLS (Transport Layer Security): Bảo mật tầng truyền tải
Cả hai giao thức trên đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure), tức hạ tầng khóa công khai không đối xứng. Hệ thống khóa không đối xứng dùng để mã hóa thông tin liên lạc, gồm khóa công khai (public key) và khóa riêng (private key). Bất cứ dữ liệu gì được mã hóa công khai sẽ chỉ được mở (giải mã) bằng khóa riêng và ngược lại.
Khi yêu cầu kết nối giao thức https với trang web, web sẽ gửi chứng chỉ SSL (chứa khóa công khai) tới trình duyệt của bạn và bắt đầu phiên bảo mật. Dựa vào trao đổi này, trình duyệt và trang web sẽ bắt đầu giao thức bắt tay (giao thức SSL handshake) thiết lập kết nối an toàn duy nhất giữa bạn và trang web.
Khi sử dụng SSL tin cậy trong quá trình kết nối https, người dùng sẽ thấy có biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ trình duyệt. Nếu chứng chỉ Extended Validation Certificate (xác minh đặc biệt của chứng chỉ SSL cao cấp) thì thanh địa chỉ trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị cả tên doanh nghiệp hoặc đơn vị sở hữu website đó.
Ưu điểm và Lợi ích mà giao thức https mang lại
- Mã hóa thông tin bằng cách chèn các ký tự ngẫu nhiên vào các thông tin ban đầu, khiến cho bất kỳ ai cũng không thể hiểu và giải mã được chúng.
- Tăng hạng SEO cho trang web. Google đang có chính sách xem xét https khi xếp hạng các trang web. Và thực tế chứng minh, các trang web sử dụng giao thức https thường có thứ hạng cao hơn.
- Đảm bảo thông tin được đưa đến đúng nơi. Bởi việc mã hóa SSL, khách hàng chắc chắn được mình đang gửi và cung cấp thông tin đến đúng máy chủ. Điều này giúp cải thiện lòng tin của khách hàng một cách tốt hơn.
- Chứng chỉ SSL có khả năng thanh toán tức thời và sinh lợi cao bởi nó chèn được khoảng tiêu chuẩn ngành 180-bit encryption giúp bạn xử lý an toàn các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Nhận biết website đã có sử dụng https như thế nào?
Việc nhận biết website có sử dụng giao thức https không vô cùng đơn giản. Dấu hiệu như thế nào còn tùy thuộc vào chứng chỉ SSL mà trang web đó sử dụng và trình duyệt mà bạn sử dụng. Nhưng có một số cách nhận biết đơn giản bạn có thể tham khảo như:
- Nếu URL trên thành địa chỉ trình duyệt bắt đầu bằng https, bạn có thể biết luôn website đó sử dụng giao thức có mã hóa.
- Bạn cũng có thể nhận biết bằng cách nhận thấy biểu tượng khóa màu xanh ở thành địa chỉ trình duyệt.
- Đôi khi địa chỉ còn kèm theo cả tên công ty hoặc tổ chức.
Để xem được thông tin trang web và mã hóa của trang đó, bạn có thể click vào biểu tượng khóa màu xanh lá cây trên thanh địa chỉ trình duyệt.
Tuy nhiên, ở mỗi loại trình duyệt sẽ có những biểu thị khác nhau của https:
- Google Chrome đánh dấu trang web https bằng thẻ Secure (bảo mật)
- Cốc cốc là biểu tượng ổ khóa đóng
- Firefox lf biểu tượng khóa đóng
- Microsoft Edge cũng là biểu tượng khóa đóng
Nếu bạn thấy có cảnh báo là Not Secure (Không bảo mật) hay không tìm thấy chỉ báo https khi truy cập, tức là trang web hay mạng bạn đang kết nối có thể thỏa hiệp hoặc bị tấn công. Khi đó, hãy tránh nhập các thông tin quan trọng, nhất là thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng.
Với trường hợp bạn lo lắng rằng mình sẽ quên sử dụng giao thức https thì bạn có thể dùng plugin là HTTPS Everywhere để buộc trình duyệt web của bạn sử dụng https mọi lúc.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên bảo mật máy tính cũng như các thiết bị của mình tránh khỏi các mối đe dọa của hacker. Bạn có thể tìm và vận dụng nhiều cách khác nhau trên mạng internet nhé.
Làm cách nào để tạo Https cho website của bạn?
Tạo giao thức https cho website khá dễ dàng, bạn chỉ cần thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Thiết lập địa chỉ IP cho máy chủ
Địa chỉ IP riêng cho máy chủ là yêu cầu đầu tiên nhằm đáp ứng tính bảo mật tốt nhất. Với địa chỉ IP chuyên dụng, bạn có thể đảm bảo lưu lượng truy cập từ địa chỉ IP đến trang web bạn mà không phải bất kỳ trang web nào khác.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa web host giá tốt, chất lượng hay chưa có gói địa chỉ IP chuyên dụng, Mona Media có thể tư vấn cụ thể cho bạn.
Bước 2: Mua chứng chỉ
Bước tiếp theo là bạn cần phải tạo chứng chỉ SSL. Chứng chỉ này đơn giản nhất sẽ có dạng chữ cái kết hợp với chữ số. Nó như một dạng mật khẩu dài. Khi khách truy cập web thông qua giao thức https, mật khẩu khớp sẽ tự động xác minh chủ sở hữu. Nó sẽ mã hóa tất cả mọi thứ ba gồm cả lưu lượng truy cập trang web của bạn đó.
Một số địa chỉ mua chứng chỉ tốt bạn có thể tham khảo như: GeoTrust QuickSSL hay NameCheap.
Bước 3: Kích hoạt chứng chỉ
Việc kích hoạt chứng chỉ SSL tương đối phức tạp, bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị cung cấp dịch vụ có kỹ thuật chuyên môn làm giúp công việc này.
Bước 4: Cài đặt chứng chỉ
Sau khi có chứng chỉ trong tay, bạn chỉ cần dán nó vào bảng điều khiển của web host, sau đó thử truy cập vào trang web thông qua địa chỉ cụ thể với tiền tố https://
Bước 5: Cấu hình trang web sử dụng https
Nếu truy cập trang mà bạn thấy có tiền tố https:// đặt trước URL thì trang sẽ tải được và đã cài đặt chứng chỉ SSL, đồng thời đã kích hoạt https. Tuy nhiên, khách truy cập vẫn chưa được bảo vệ, hãy chắc rằng khách hàng của bạn được bảo vệ khi truy cập trang với https.
Giao thức https chỉ nên sử dụng cho các website thương mại điện tử, bán hàng, web cần bảo mật thông tin cá nhân,… bởi nếu trang nào cũng kích hoạt mà người dùng không đăng nhập sẽ làm chậm quá trình mã hóa và chậm tốc độ đường truyền.
Trên đây là toàn bộ phân tích cụ thể về https là gì và lơi khuyên. Chúng tôi tin rằng việc sử dụng HTTPS cực kỳ cần thiết trên website của bạn.